1. "ĐỪNG MUA VÁN ÉP"
Đây là lời khuyên phổ biến mà chắc hẳn ai cũng từng nghe qua một lần khi mua guitar.
Ngày xưa khi chưa có đàn nhập từ các hãng nước ngoài về thì guitar Việt Nam chia là 2 loại là "ván ép" và "gỗ thịt". Và "ván ép" ở đây thực sự là ván ép để làm cho các sản phẩm khác, giá thành rất rẻ, người ta sản xuất ra những cây đàn "ván ép" đó để bán với giá rẻ hơn, phục vụ nhiều khách hàng hơn. Nhưng thực sự chất lượng ván ép không thể đáp ứng được cho việc làm đàn guitar và dẫn đến âm thanh và độ bền không có. Các bật tiền bối đi trước có lẽ đã kinh qua việc đó nên truyền kinh nghiệm lại cho hậu bối, và cứ thế truyền từ đời này san đời khác. Và đến hôm nay, bạn là người nghe được lời khuyên đó và vô tình gán gép khái niệm đó cho "gỗ ép".
2. GỖ ÉP
Khái niệm gỗ ép ngày hôm nay là chỉ những loại gỗ công nghiệp chuyên dụng để làm đàn guitar. Và vì sự chuyên dụng đó, gỗ ép ngày nay có những ưu điêm nhất định. Thứ nhất là về độ bền, gỗ ép sẽ có ưu thế hơn so vỡi gỗ thịt vì có thể dễ dàng xử lý để cho ra loại chất liệu bền hơn hẳn trước khi đưa vào sản xuất. Thứ 2 về chất âm, nếu tất cả mọi thứ khác (nước sơn, kết cấu, finish, người làm đàn...) đều giống nhau thì gỗ thịt vẫn nhỉn hơn gỗ ép.
3. MẪU MÃ VÀ GIÁ THÀNH
Chúng ta là những người chơi đàn, là "nghệ sĩ" đúng không ạ? vậy thì người nghệ sĩ cần gì? cần sự cá nhân hoá và sở thích cá nhân rất nhiều. Và cá thứ 2 nữa là túi tiền, "nghệ sĩ" thì giàu cũng có mà nghèo cũng có :), không phân biệt, không biên giới. Về phương diện này thì gỗ ép có lợi thế hơn bởi vì nó có thể phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn. Với một hầu bao không quá rủng rỉnh, các "nghệ sĩ" có đa dạng mẫu mã gỗ ép để chọn, để thoả mãn sở thích cá nhân của mình mà không cần phải chi quá nhiều tiền.
4. KẾT LUẬN:
Để ra quyết định mua 1 cây đàn, bạn cần xét đến 4 yếu tố sau: mẫu má, giá tiền, độ bền và chất âm. 3 yếu tố đầu tiên bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng gỗ ép làm rất tốt, chỉ có yếu tố cuối cùng là bạn cần phải "nghe tận tai" rồi mới quyết định. Nếu bạn đang thích một cây đàn gỗ ép hoặc gỗ thịt nào đó, tại sao không thử "nghe tận tai" một lần rồi quyết liền tại cửa?